Bảng chữ cái Chữ_Quốc_ngữ

Bảng chữ cái chữ quốc ngữ

AĂÂBCDĐEÊGHIKLMNOÔƠPQRSTUƯVXY
aăâbcdđeêghiklmnoôơpqrstuưvxy

Mỗi chữ cái đều có hai hình thức viết lớn và nhỏ. Kiểu viết lớn gọi là "chữ hoa" (chữ in hoa, chữ viết hoa). Kiểu viết nhỏ gọi là "chữ thường" (chữ in thường, chữ viết thường).

Có một chữ cái đã bỏ không dùng nữa là Ꞗꞗ. Chữ này được dùng để ghi lại phụ âm /β/ của tiếng Việt trước thế kỷ XIX. Phụ âm /β/ không còn tồn tại trong tiếng Việt hiện đại, nó đã biến đổi thành phụ âm "b" và "v".

Chữ quốc ngữ có 11 chữ ghép biểu thị phụ âm gồm:

  • 10 chữ ghép đôi: ch, gh, gi, kh, ng, nh, ph, qu, th, tr
  • 1 chữ ghép ba: ngh

Chữ ghép là tổ hợp gồm từ hai chữ cái trở lên được dùng để ghi lại một âm vị hoặc một chuỗi các âm vị có cách phát âm không giống với âm vị mà các chữ cái trong tổ hợp chữ cái đó biểu thị. Chữ ghép đôi là chữ ghép có hai chữ cái, chữ ghép ba là chữ ghép có ba chữ cái.

Có bốn chữ ghép biểu thị phụ âm sau đây hiện nay không được sử dụng nữa do sự thay đổi của ngữ âm tiếng Việt:

  • tl: Biểu thị phụ âm kép /tl/ của tiếng Việt trung đại. Phụ âm kép "tl" đã biến đổi thành phụ âm "tr" của tiếng Việt hiện đại.
  • bl: Biểu thị phụ âm kép /ɓl/ của tiếng Việt trung đại. Phụ âm kép "bl" đã biến đổi thành phụ âm "tr", "gi" của tiếng Việt hiện đại.
  • ml: Biểu thị phụ âm kép /ml/ của tiếng Việt trung đại. Phụ âm kép "ml" đã biến đổi thành phụ âm "nh" của tiếng Việt hiện đại.
  • mnh: Biểu thị phụ âm kép /mɲ/ của tiếng Việt trung đại. Phụ âm kép "mnh" đã biến đổi thành phụ âm "nh" của tiếng Việt hiện đại.

Tên gọi các chữ cái

Tất cả tên gọi các chữ cái trong tiếng Việt đều được bắt nguồn từ tiếng Pháp

STTChữ cáiTên gọiSTTChữ cáiTên gọi
1Aa16Nen-nờ
2Ăá17Oo
3Â18Ôô
4Bbờ19Ơơ
5Ccờ20P
6Ddờ21Qcu/quy
7Đđờ22Re-rờ
8Ee23Sét-sì
9Êê24T
10Ggiê25Uu
11Hhát26Ưư
12Ii (ngắn)27V
13Kca28Xíc-xì
14Le-lờ29Yi dài/i gờ-réc
15Mem-mờ

Tên gọi của hai cặp chữ cái nguyên âm "a", "ă" và "ơ", "â" chỉ khác về thanh điệu. Chúng biểu thị các biến thể dài ngắn của cùng một nguyên âm, với "a", "ă' là nguyên âm /a/, với "ơ" và "â" là nguyên âm /ə/. Vì trong tiếng Việt khi /a/ và /ə/ là âm tiết thì không có sự phân biệt về độ dài của nguyên âm nên tên gọi của hai cặp chữ cái "a", "ă" và "ơ", "â" phải mang thanh điệu khác nhau để tránh cho chúng trở thành đồng âm.

Bốn chữ cái F, J, WZ không có trong bảng chữ cái quốc ngữ nhưng trong sách báo có thể bắt gặp chúng trong các từ ngữ có nguồn gốc từ các ngôn ngữ khác. Trong tiếng Việt bốn chữ cái này có tên gọi như sau:

  • F-f: ép/ép-phờ. Bắt nguồn từ tên gọi của chữ cái này trong tiếng Pháp là "effe" /ɛf/. Chữ này thường mang âm tương ứng với cặp chữ PH trong tiếng Việt.
  • J-j: di/gi. Bắt nguồn từ tên gọi của chữ cái này trong tiếng Pháp là "ji" /ʒi/. Chữ này thường mang âm tương ứng với cặp chữ GI trong tiếng Việt.
  • W-w: vê kép, vê đúp (cũ), đáp-lưu. Bắt nguồn từ tên gọi của chữ cái này trong tiếng Pháp là "double vé" /dubləve/. Chữ này thường mang âm tương ứng với chữ O và U nếu sau 2 chữ này là nguyên âm trong tiếng Việt.
  • Z-z: dét/dét-đờ. Bắt nguồn từ tên gọi của chữ cái này trong tiếng Pháp là "zède" /zɛd/. Chữ này thường mang âm tương ứng với chữ D trong tiếng Việt.

Hiện đang có ý kiến cho rằng, cần bổ sung thêm bốn chữ cái F, J, W và Z vào bảng chữ cái quốc ngữ để hợp thức hóa cách sử dụng để đáp ứng sự phát triển của tiếng Việt hiện đại (như F thay PH, J thay GI để giảm ký tự, tránh nhầm sang âm "ghi", Z thay D để tránh nhầm sang âm "đờ" của Đ).[7]. Mặc dù không có các chữ cái F, J, W và Z trong bảng chữ cái, người Việt khi gặp các chữ cái này trong các từ họ thường phiên âm từ ra để đọc chính xác hoặc họ đọc theo kiểu tiếng Anh.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chữ_Quốc_ngữ http://www.cjvlang.com/Writing/writsys/writviet.ht... http://www.saigon.com/~diction/articles/my-mi.viq http://huyhoang.thuhoavn.com/ngon-ngu-hoc/tieng-vi... http://www.seasite.niu.edu/jsealt/Volume2008/Diale... http://halshs.archives-ouvertes.fr/docs/00/92/00/6... http://chimviet.free.fr/37/nddg102.htm http://ttntt.free.fr/archive/Roland4.html http://ttntt.free.fr/archive/dxkienchiivay.html http://giaophannhatrang.net/index.php?nv=news&op=V... http://ngonngu.net/index.php?fld=nnh&sub=nguam&pst...